Tương lai của ngành Logistics trong 5-10 năm tới sẽ ra sao ?

28/06/2021

Tương lai của ngành Logistics trong 5-10 năm tới sẽ ra sao ?

Trong chuỗi các bài “PwC’s Future Insight Series” được công bố từ PwC, Smartlog đã đọc được một bài phân tích khá sâu sắc về tương lai của ngành Logistics mà chúng tôi chuẩn bị giới thiệu dưới đây. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đánh giá các xu hướng và những sự phát triển nào có khả năng ảnh hưởng đến kinh doanh của bạn nhất, và bắt đầu phát triển một chiến lược để đảm bảo tiếp tục đạt được lợi nhuận trong thời điểm có nhiều thay đổi vô cùng sóng gió này của thị trường.

TÓM TẮT NHỮNG ĐIỂM CHÍNH

Trong bài viết này, các tác giả thảo luận bốn lĩnh vực chính của xu hướng “đột phá” (disruption – sự đột phá, thay đổi hoàn toàn cách thức vận hành cũ) mà các công ty logistics cần tập trung vào tại thời điểm này, đồng thời khám phá những tình huống có thể xảy ra của ngành vận tải và logistics (Transportation and Logistics – T&L) trong tương lai.

  1. Bốn lĩnh vực chính của xu hướng đột phá

Kỳ vọng của khách hàng ngày càng tăng lên đáng kể. Cả người tiêu dùng cá nhân và doanh nghiệp đều mong đợi có được hàng hóa nhanh hơn, linh hoạt hơn và – trong trường hợp của người tiêu dùng – với chi phí giao hàng thấp nhất hoặc miễn phí. Sản xuất ngày càng trở nên tùy biến, điều thật sự tốt cho khách hàng, nhưng lại là công việc khó khăn cho ngành logistics. Tất cả những điều này cộng thêm ngành đang chịu sức ép nghiêm trọng và ngày càng tăng trong việc cung cấp một dịch vụ tốt hơn với chi phí thấp hơn bao giờ hết.

Điều này chỉ có thể hy vọng được thực hiện thông qua việc tận dụng tối đa và một cách thông minh các công nghệ, từ các phân tích dữ liệu (data analytics), đến tự động hóa (automation), đến “Physical Internet” (xem phần chi tiết bên dưới). Điều này hứa hẹn giảm chi phí, nâng cao hiệu quả, và có cơ hội đem lại một bước đột phá thực sự trong cách ngành logistics đang hoạt động. Thế nhưng “thích ứng với kỹ thuật số” (digital fitness) là một thách thức lớn đối với ngành này, mà hiện nay đang tụt hậu rất nhiều so với khách hàng. Thu hút các kỹ năng phù hợp là một chuyện, nhưng việc phát triển các chiến lược đúng đắn thậm chí còn quan trọng hơn.

Một môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt là một yếu tố đáng kể khác. Một số khách hàng của ngành đang bắt đầu tự vận hành các hoạt động logistics của riêng họ, và những người mới gia nhập ngành đang tìm cách chiếm lấy phần hấp dẫn hơn của chuỗi giá trị bằng cách khai thác công nghệ kỹ thuật số hoặc những mô hình kinh doanh mới theo kiểu “chia sẻ”, và họ không phải bỏ vốn cho tài sản cố định nặng nề hoặc cho các hệ thống cồng kềnh hiện có khiến hoạt động kinh doanh của họ bị kéo chùng xuống.

“Chia sẻ” (hay Sharing) là một câu chuyện lớn cho ngành logistics hiện nay – từ cách tiếp cận theo phong cách Uber đối với giao hàng chặng cuối (last-mile delivery*), đến một loại công ty liên doanh và hợp tác chính thức hơn ở mức độ doanh nghiệp, toàn bộ ngành này đang định dạng lại sự hợp tác. Nhưng hầu hết những xu hướng này bị cản trở bởi sự thiếu nhất quán trong tất cả mọi thứ như kích thước lô hàng, quy trình vận hành hoặc hệ thống CNTT. Physical Internet hứa hẹn những điều tuyệt vời cho ngành, cùng với sự tiêu chuẩn hóa ngày càng tăng trong hoạt động logistics.

  1. Những viễn cảnh có thể của ngành logistics

Thị trường logistics sẽ như thế nào trong 5-10 năm? Đó vẫn là một câu hỏi rất mở. Các kịch bản trong tương lai mà PwC khám phá có liên quan đến sự kết hợp của bốn lĩnh vực được đề cập bên trên, được sắp xếp dựa theo mức độ quan trọng của từng xu hướng cụ thể:

Chia sẻ “Physical Internet” (hay còn gọi là PI): chủ đề nổi bật trong kịch bản này là sự phát triển của sự hợp tác, cho phép các công ty dẫn đầu thị trường hiện tại có thể giữ được vị trí thống lĩnh của họ. Điều này có thể, chẳng hạn như, chứng kiến việc sử dụng nhiều hơn các giải pháp “Physical Internet” (hoặc ‘PI’), dựa trên phong trào hướng tới chuẩn hóa nhiều hơn kích thước lô hàng, ghi nhãn mác và hệ thống vận hành.

Khởi nghiệp, khởi đầu sự đột phá: trong kịch bản này, những công ty mới gia nhập ngành dưới hình thức các công ty khởi nghiệp (start-ups) gây nên một tác động lớn hơn cho ngành. Đặc biệt, hoạt động giao hàng chặng cuối (last-mile delivery) vốn thách thức và tốn kém nhất trở nên bị phân mảnh hơn, các công nghệ mới như các giải pháp nền tảng (platform) và chia sẻ (crowd-sharing) cũng được khai thác .Những công ty khởi nghiệp này cộng tác chặc chẽ với những doanh nghiệp chính của ngành và bổ sung hoàn hảo cho dịch vụ của họ.

Cạnh tranh phức tạp: ở đây sự cạnh tranh phát triển theo một hướng khác, khi mà các khách hàng công nghiệp hoặc bán lẻ lớn tự họ trở thành người tham gia vào thị trường logistics, không chỉ quản lý hoạt động logistics của mình mà còn biến sự chuyên môn đó thành một mô hình kinh doanh có lợi nhuận.

Quy mô (scale) cũng là một vấn đề: trong kịch bản này, các công ty dẫn đầu thị trường hiện tại cạnh tranh nhau để có vị trí thống lĩnh trên thị trường bằng cách mua lại các công ty nhỏ hơn, đạt được tính quy mô thông qua hoạt động gom hàng/hợp nhất (consolidation) và đổi mới (innovation) thông qua việc mua lại các công ty khởi nghiệp nhỏ.

Cùng nhau những kịch bản logistics này vạch ra một loạt các khả năng trong bối cảnh mà mỗi công ty sẽ phải cạnh tranh trong tương lai. Điều đó đến lượt nó sẽ mang đến một cơ sở để đánh giá mức độ uyển chuyển và “phù hợp để phát triển” mà chiến lược và kế hoạch hiện tại của bạn đang có.

Định nghĩa “Logistics” trong phạm vi bài này

Có nhiều mô hình kinh doanh khác nhau trong ngành logistics dù đôi khi chúng có thể chồng chéo lên nhau, và mỗi một công ty có thể hoạt động theo nhiều hơn một mô hình. Trong bài viết này, chúng ta xem xét các nhà cung cấp dịch vụ logistics (Logistics Service Providers – LSP), hãng tàu/nhà chuyên chở (carrier), và các công ty chuyển phát nhanh (Courier/Express/Parcel – CEP) và cũng có nhà khai thác bưu chính là những công ty tương ứng trong bối cảnh logistics và CEP.

Không chỉ có mô hình kinh doanh mà cả lợi nhuận cũng khác nhau đáng kể. Ngược lại với các ngành công nghiệp khác, lợi nhuận trong ngành logistics tương đối thấp. Tuy nhiên, trong lĩnh vực này, lợi nhuận EBIT thường khoảng từ -1% đến 8%. Trong khi các nhà chuyên chở có thể có lợi nhuận gần bằng không, thậm chí đôi khi là con số âm, thì các công ty CEP lớn lại là nhóm lợi nhuận nhất, đôi khi tỉ lệ lợi nhuận đạt tới 2 con số.

Khách hàng trong ngành logistics bao gồm cả B2B và B2C. Phần lớn trong tổng số thị trường liên quan đến các giao dịch B2B, với LSP và các nhà chuyên chở chiếm phần lớn doanh thu của ngành. CEP đại diện cho một phân khúc nhỏ hơn, nhưng đang phát triển nhanh hơn; và chỉ khoảng một phần ba doanh thu CEP có được từ B2C.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Hotline: 098 678 6666